Thám hiểm Nam_Cực

Xem thêm: Lịch sử Châu Nam Cực, Danh sách các cuộc thám hiểm Châu Nam Cực, Thời đại Anh hùng trong việc Thám hiểm Châu Nam CựcXa nhất về phía Nam.

Trước-1900

Địa lý cơ bản của bờ biển Châu Nam Cực không được biết cho tới giữa hoặc cuối thế kỷ 19. Sĩ quan hàng hải Mỹ Charles Wilkes đã tuyên bố (chính xác) rằng Châu Nam Cực là một lục địa mới dựa trên cuộc thám hiểm của ông trong giai đoạn 1839–40,[5] tuy James Clark Ross, trong chuyến thám hiểm của mình năm 1839–43, hy vọng rằng ông có thể đi thuyến trên toàn bộ con đường tới Nam Cực (tất nhiên, ông đã không thành công).[6]

1900–1950

Đội của Amundsen tại Nam Cực, tháng 12 năm 1911. Từ trái sang phải: Amundsen, Hanssen, HasselWisting (ảnh chụp bởi thành viên thứ năm Bjaaland).

Nỗ lực đầu tiên để tìm một con đường từ bờ biển Châu Nam Cực tới Nam Cực là của nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott trong chuyến Thám hiểm Khám phá năm 1901–04. Scott, đi cùng Ernest ShackletonEdward Wilson, đã đặt ra mục tiêu đi xa hết mức có thể về phía nam, và vào ngày 31 tháng 12 năm 1902, đã tới 82°16′ S.[7] Shackleton sau này quay lại Châu Nam Cực ở cương vị chỉ huy cuộc Thám hiểm Nimrod với mục tiêu tới Nam Cực. Ngày 9 tháng 1 năm 1909, với ba đồng đội, ông tới 88°23′ S – 112 dặm quy chế từ Cực – trước khi buộc phải quay về.[8]

Người đầu tiên tới Cực Nam Địa lý là Roald Amundsen và đội của ông ngày 14 tháng 12 năm 1911. Amundsen đặt tên cho trại của mình là Polheim và toàn bộ cao nguyên bao quanh Cực là Vua Haakon VII Vidde để vinh danh Vua Haakon VII của Na Uy. Robert Falcon Scott cũng đã quay trở lại Châu Nam Cực trong chuyến thám hiểm thứ hai, Terra Nova Expedition, trong một cuộc đua với Amundsen tới Nam Cực. Scott và bốn người khác tới Nam Cực ngày 17 tháng 1 năm 1912, ba tư ngày sau Amundsen. Trong chuyến trở về, Scott và bốn đồng đội của ông đều chết vì đói và giá lạnh.

Năm 1914 chuyến Thám hiểm Đế quốc xuyên Châu Nam Cực của Ernest Shackleton được lên kế hoạch với mục tiêu vượt Châu Nam Cực qua Nam Cực, nhưng con tàu của ông, chiếc Endurance, bị mắc kẹt trong băng và đắm 11 tháng sau đó. Chuyến đi xuyên lục địa này không được thực hiện.

Đô đốc Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd, với sự hỗ trợ của phi công Bernt Balchen, trở thành người đầu tiên bay qua Nam Cực ngày 29 tháng 11 năm 1929.

1950–hiện nay

Trạm Nam Cực Amundsen-Scott. Cực nghi lễ và các lá cờ có thể được thấy phía sau, hơi lệch trái, bên dưới các đường đi phía sau các toà nhà. Cực địa lý thực tế cách vài mét về phía trái. Các toà nhà được dựng trên cột để tránh tuyết đọng.

Mãi 44 năm sau, ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới một lần nữa đặt chân tới Nam Cực, khi một đội do Đô đốc George J. Dufek thuộc Hải quân Mỹ đổ bộ tới đó trong một chiếc máy bay R4D-5L Skytrain (C-47 Skytrain). Trạm Nam Cực Amundsen-Scott được xây dựng bằng vật liệu chuyển tới bằng máy bay trong hai năm 1956–1957 cho Năm Địa vật lý Quốc tế và từ đó luôn có nhân viên đồn trú.[2]

Sau Amundsen và Scott, người đầu tiên tới Nam Cực theo đường lục địa (dù với một số hỗ trợ từ máy bay) là Edmund Hillary (4 tháng 1 năm 1958) và Vivian Fuchs (19 tháng 1 năm 1958) cùng đội của họ, trong chuyến Thám hiểm Khối thịnh vượng chung xuyên Châu Nam Cực. Có nhiều cuộc thám hiểm sau đó với mục đích tới Nam Cực theo đường xuyên lục địa, gồm các cuộc thám hiểm của Havola, CraryFiennes.

Ngày 30 tháng 12 năm 1989, Arved FuchsReinhold Messner là người đầu tiên tới Nam Cực mà không cần sự trợ giúp của động vật hay máy móc, chỉ dùng ván trượt và sức gió.[9][10]

Chuyến đi nhanh nhất không có hỗ trợ tới Cực Nam Địa lý từ đại dương kéo dài 24 ngày và 1 giờ từ Hercules Inlet do nhà thám hiểm Na Uy Christian Eide thực hiện năm 2011,[11] vượt qua kỷ lục trước đó là 33 ngày từ Hercules Inlet và được thực hiện năm 2009 bởi các nhà thám hiểm người Canada Ray Zahab, Richard Weber và Kevin Vallely, đánh bại kỷ lục chỉ mới được lập một tháng trước đó của Todd Carmichael người Mỹ với 39 ngày và 7 giờ.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Cực ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/ANTAR... http://www.aari.aq/publication/abs_min/abs_min.htm... http://www.aari.aq/publication/abs_min/abs_min_en.... http://www.aad.gov.au/default.asp?casid=1843 http://www.bigdeadplace.com/ http://www.britannica.com/facts/5/263444/Antarctic... http://www.coolantarctica.com/Antarctica%20fact%20... http://www.explorersweb.com/polar/news.php?id=1988... http://www.southpolestation.com/pole/survey.html http://www.thestar.com/News/Canada/article/563312